Giống cây ổi là loại quả không chỉ ngon mà nó còn có nhiều tác dụng chữa bệnh và làm đẹp hữu hiệu mà nhiều người chưa biết tới. Ổi giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm đẹp da, chống lão hóa, cải thiện các chức năng nội tiết, giảm cân.
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng ổi. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng phải có đường kính từ 40cm trở lên và cao trên 40cm (chậu càng to cây càng phát triển mạnh).
Đất trồng
Ổi không quá kén đất, tuy nhiên cây sẽ phát triển tốt nhất khi trồng ở đất tơi xốp và dễ thoát nước.
Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 - 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.
Ổi giống
Nên chọn giống cây ổi Đài Loan, ổi nữ hoàng hoặc ổi lê để trồng chậu hoặc thùng xốp do các giống này có sức sinh trưởng khá mạnh và dễ chăm sóc bón phân. Bạn có thể chiết cành hoặc mua giống ở các vựa giống. Tuy nhiên, phương pháp chiết cành không được khuyến khích bởi tuổi thọ của nó không được lâu.
2. Trồng cây
Cho đất trồng cây vào 2/3 chậu, sau đó nhớ tháo bỏ lớp nilon bao rễ, trồng cây ổi giống vào, dùng tay chèn nén chặt quanh cổ cây không cho cây lung lay khi tưới. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
3. Chăm sóc
Hàng ngày, tưới nước đều 2 lần và sáng sớm và chiều tối.
Khoảng 15 - 20 ngày là cây ổi vừa trồng trong chậu sẽ ra rễ và đâm lá mới. Khi thấy lá non đã già thì bắt đầu bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà… Cứ khoảng 20 ngày bón phân 1 đợt.
Để cây ổi tập trung dinh dưỡng nuôi trái thì cần thiết phải ngắt bỏ bớt khi quả vừa tượng hình, chỉ chừa lại một quả trên một nhánh (ưu tiên để trái gần thân chính nhất). Nếu cây ổi đã lớn có gốc to thì có thể để nhiều trái xung quanh thân chính hoặc cành lớn.
Cây ổi trồng chậu được một năm thì bắt đầu tỉa cành tạo tán cho cây khỏe. Để cây ổi ra nhiều quả thì phải tỉa cành tạo tán cho cây khỏe có nhiều nhánh nhất, lúc đó cây ổi đủ sức mang nhiều trái.
Khi thấy cây ổi bắt đầu ra trái nhỏ thành từng cặp thì tỉa bỏ bớt trái để dưỡng cho trái ổi còn lại mau lớn, mỗi cành chỉ để 1 - 2 trái phía trong gần thân chính, ngắt bỏ trái phía ngoài ngọn.
Cắt bỏ những cành khô sâu bệnh, cành yếu nằm phía trong không có ánh sáng để làm thông thoáng tán cây và đảm bảo các cành lá đều có đầy đủ nắng để quang hợp.
Sau mỗi đợt thu hoach trái thì tiến hành bón phân gốc và tỉa cành thu gọn tán cây ổi, không cắt vào phân cành cấp 2, chỉ bấm phân cành cấp 3.
4. Thu hoạch
Nếu chăm sóc tốt, sau khoảng 4 - 6 tháng là ổi bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên. Quả chín thì màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, dùng ngón tay bấm vào là có thể thu hoạch.
Lưu ý khi trồng Ổi Nữ Hoàng trong chậu
Trồng Cây Ăn Trái trong chậu, một trong những điểm hạn chế đó là lượng đất ít vì thế người trồng sẽ phải tốn công chăm sóc nhiều hơn thì mới mong cây cho trái như ý muốn. Sau đây là một số bí quyết trồng Ổi Nữ Hoàng trong chậu cho nhiều quả.
Chọn chậu trồng: Việc chọn chậu trồng Cây Ổi có thể dùng chậu nhựa DS hay chậu sành sứ, với kích thước cho cây giống lúc đầu là đường kính chậu từ 30 – 35 cm, cao từ 30 – 40cm, sau 6 tháng và thu hoạch được hai đợt trái thì sang chậu với kích thước tăng thêm 10 cm (ưu tiên tăng về đường kính miệng chậu). Như vậy cứ mỗi năm tăng dần kích thước chậu thay theo kích thước lớn của cây.
Đất trồng: Ổi Nữ Hoàng không kén đất, tuy nhiên do trồng trong chậu nên cần lưu ý chọn đất trồng cây tơi xốp thoát nước tốt và bổ sung thêm phân hữu cơ hoai mục, tốt nhất nên chọn phân trùn quế để rễ cây không bị nấm bệnh. Có thể phối trộn giá thể trồng cây với tỷ lệ tro trấu, xơ dừa, trấu sống, phân trùn quế là 2:0,5:0,5:1.
Bón phân và chăm sóc: Do cây trồng bị giới hạn sinh trưởng và phụ thuộc vào sự chăm sóc của con người nên cần lưu ý khâu bón phân tưới nước thường xuyên không để cây bị khô nước dễ làm rụng lá cây. Nhớ luôn giữ Cây Ổi trồng chậu đủ ẩm. Bón phân cho cây phải theo định kỳ một tháng 2 lần bón cho gốc Cây Ổi, lần thứ nhất cho hổn hợp đất sạch và phân trùn quế theo tỷ lệ 1:1, rải lớp hổn hợp dầy 2,5 – 3 cm quanh mặt chậu. Lần bón phân thứ hai cách lần 1 là 7-10 ngày, trộn đều hổn hợp surper lân và phân hạt NPK tím 9:15:25 TE theo tỷ lệ 2: 1, bón muỗng canh hổn hợp phân rải quanh gốc rồi tưới nước đầy đủ.
Trường hợp Cây Ổi Nữ Hoàng vừa được thu hoạch trái thì dùng NPK 16.16.8 hay 20.20.15 để giúp cây phục hồi tán lá và chuẩn bị đợt ra quả mới, đồng thời phun thêm phân bón lá giúp cây tăng đề kháng.
Phòng trừ sâu bệnh: Ổi Nữ Hoàng trồng trong chậu tại nhà ít khi bị sâu bệnh tấn công, chỉ khi có trái cần phải bao lại bằng bịch ni lon để tránh bị ruồi hút làm thối quả. Bà con có thể dùng thuốc trừ sâu sinh học hay nước tỏi và ớt phun cho cây nhằm xua đuổi côn trùng không tới gần. Thường xuyên cắt bỏ những cành khô sâu bệnh, cành yếu nằm phía trong không có ánh sáng để làm thông thoáng tán cây và đảm bảo các cành lá đều có đầy đủ nắng để quang hợp.
Mua giống cây ổi nữ hoàng ở đâu uy tín?
Với những thông tin về cây ổi nữ hoàng được ưa chuộng trên đây sẽ giúp quý bà con có thể chọn giống cây lê ki ma cho vườn nhà mình nhé. Cảm ơn quý bà con đã theo dõi bài viết của Tiên Garden.
Liên hệ cửa hàng cây giống Tiên Garden để mua giống cây trồng chất lượng:
Số điện thoại/Zalo: 0343434651.
Facebook: https://www.facebook.com/cuahangtiengarden/.
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC58v4j4KHkmYzGHxRQrjoBw
Địa chỉ: Ấp Bình Định, Xã Bình Thành, Thanh Bình, Đồng Tháp.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét